Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Mụn

Tổng quan về mụn

Trong đời, hiếm ai không gặp phải tình trạng mụn. Có thể là khi bước vào tuổi dậy thì, có khi là sự thay đổi của nội tiết tố nên gây ra tình trạng mụn. Mụn gây ra những phiền toái đối với làn da, gây đau, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt, mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Bởi vậy hiểu về nguyên nhân gây ra mụn và có cách điều trị hợp lí đối với từng tình trạng mụn là điều ai cũng mong muốn. 

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng.

Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo.

Vết thâm là một vùng da bị biến đổi màu – hậu quả của sự viêm nhiễm da do mụn hoặc chàm – đặc biệt thường gặp ở những người có nước da sẫm màu.

Vết thâm sẽ biến mất theo thời gian và nếu muốn đẩy nhanh quá trình giảm thâm, có thể sử dụng các phương pháp trị liệu chăm sóc da và chống nám.

Có 4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá

1. Sự tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.

Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng viêm da tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai.

2. Sự tăng sừng 

Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.

Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.

3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.

4. Sự viêm nhiễm

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.

Các nguyên nhân và yếu tố chính gây nên mụn trứng cá

  • Hóc-môn đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết. 
  • Thêm vào đó, các tuyến bã nhờn trở nên nhạy cảm hơn cũng là một nhân tố liên quan đến đến sự phát triển của mụn trứng cá.

Phần lớn mụn trứng cá biến mất một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên vẫn cần phải có các biện pháp chữa trị hiệu quả để ngăn ngừa việc hình thành sẹo về sau.

Do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hóc-môn, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ nữ bị mắc các bệnh liên quan đến hóc-môn như hội chứng đa nang buồng trứng. Ngoài ra, thần kinh căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành.

  • Vi khuẩn: Ở những người có da bị mụn, sự sản xuất bã nhờn dư thừa tạo một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá thường được xem là vô hại (Propionibacterium acnes) sinh sôi nảy nở. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của các đốm đỏ hoặc có thể chứa mủ. 

Nhiều người cho rằng những người bị mụn trứng cá thường có lối sống không sạch sẽ nhưng thực tế không phải vậy. Ngược lại, thực chất việc vệ sinh quá mức với những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh còn dễ khiến da bị kích ứng.

Mụn trứng cá có thể khiến tâm trạng chán nản. Vì vậy việc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá trở nên rất quan trọng.
Các vi khuẩn mụn trứng cá vô hại (Propionibacterium acnes) có thể nhân lên gấp nhiều lần bởi quá trình sản xuất bã nhờn quá mức.
  • Gen: cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn. Tương tự, nếu cha mẹ có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành, con cái của họ cũng có nhiều khả năng gặp điều tương tự.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như steroid hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người.
  • Có rất nhiều những suy đoán liên quan đến mụn trứng cá, hầu hết đều đổ lỗi cho người bị mụn – chẳng hạn như nguyên nhân của mụn trứng cá là do da bẩn, vệ sinh kém hoặc ăn uống không điều độ, hay mụn trứng cá là bệnh truyền nhiễm. Những suy đoán này hoàn toàn không đúng với sự thật, và thậm chí có thể gây nên những lo âu không đáng có cho người bệnh vốn đã thiếu tự tin. Điều này sẽ được làm sáng tỏ bởi các bác sĩ da liễu có chuyên môn.

Một số yếu tố cũng góp phần gây ra mụn

  • Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
  • Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ pho mát)
  • Hút thuốc lá
  • Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
Ăn các thực phẩm có chứa đường có thể khiến các triệu chứng về mụn trứng cá của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá là rất quan trọng, kể cả đối với những triệu chứng nhẹ, bởi các liệu pháp y tế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn và những hậu quả về sau (ví dụ như sẹo).

Các loại mụn phổ biến

Các loại mụn
Các loại mụn xuất hiện trên mặt

Mụn không viêm được coi là tiền thân của mụn chưa viêm

Có hai loại là:

  • Mụn đầu trắng
  • Và mụn đầu đen

Mụn được che phủ và trồi lên trên bề mặt có màu trắng đục, cứng. Nếu mụn này nhô lên bề mặt da và hở thì sẽ tiếp xúc không khí và bị oxi hóa dẫn đến hình thành mụn đầu đen.

>>Đọc thêm: Cách xử lí mụn ẩn

Mụn viêm đỏ

Thể hiện là các nốt sưng nhỏ nhô lên. Nhưng thường thì không đau hay lở loét.

Mụn mủ

Tiến triển của mụn viêm đỏ. Mụn này sưng đỏ và mềm, có mủ trắng ở đỉnh và gây đau.

Mụn bọc

Là mụn gây đau đớn nhất.

Mụn nang

Đây là những khối mụn rất đau, sưng phồng và đầy mủ bên trong. Mụn này làm gia tăng nguy cơ hình thành sẹo vì nang mụn sâu và có khả năng phá vỡ sợi collagen.

Đây cũng là loại mụn khó đáp ứng với các biện pháp điều trị ngoài da.

Sợi bã nhờn

Bạn quan sát ở vùng chóp mũi có các chấm nhỏ li ti giống mụn đầu đen nhưng lại có cấu trúc hình cột trong lỗ chân lông. Chúng được gọi là sợi bã nhờn. Sợi bã nhờn không thể làm hết được nhưng dùng BHA có thể khiến chúng khó thấy hơn.

Mụn do nội tiết thay đổi cũng gây ra những loại mụn trứng cá trên. Các chị em đến tháng hay bầu bì, sinh con cũng trải qua sự thay đổi của nội tiết tố. Từ đó mà mụn xuất hiện. Một vài cách khắc phục cho tình trạng mụn nội tiết như bài viết sau:

>> Mụn nội tiết

Mụn lưng cũng là một vấn đề nan giải với chị em. Mụn không chỉ gây khó chịu hay đau đớn, mà mụn còn khiến cho vùng da lưng trở nên xấu xí, sần sùi, kém mịn màng, thậm chí còn để lại sẹo thâm, sẹo xấu. Giải pháp cho mụn lưng cụ thể trong bài viết.

>>  Mụn lưng làm sao cho hết?

Giải pháp nào cho da bị mụn trứng cá

Trị mụn là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và phức tạp. Bởi vì nguyên nhân gây ra mụn cũng rất nhiều và thường là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Bởi vậy để trị được mụn, ngoài việc trị từ bên ngoài thì cần phải kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp.

>> Cụ thể trong bài viết: Trị mụn ra làm sao

Chăm sóc da sau mụn

Khi chữa trị được mụn thì chăm sóc làm sao cho để da nhanh bình phục và không để lại vết tích. Đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng mụn tái phát là câu hỏi chung của nhiều chị em.

Sau khi chữa được mụn, chị em nhớ giữ cho mình một chế độ chăm sóc da hợp lí. 

>> Các chị em có thể tham khảo: Chăm sóc da mụn

Một số điều cần lưu ý khi da bị mụn trứng cá

  • Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt phù hợp (nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn). Có thể sử dụng nước muối sinh lí để rửa mặt. 
  • Để mụn tự biến mất một cách tự nhiên (nặn mụn có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến sẹo).
  • Chăm sóc da để tránh bị sẹo. Có thể là dùng các loại kem trị mụn, dùng kem liền sẹo, nghệ tươi để bôi cho lớp da lành nhanh. 
  • Chỉ sử dụng những sản phẩm dưỡng da không gây bít lỗ chân lông
  • Chỉ sử dụng những sản phẩm trang điểm không gây bít lỗ chân lông.
  • Rửa sạch lớp trang điểm vào cuối ngày.

Mụn là một cuộc chiến lâu dài. Nên chị em nào mắc phải xin hãy kiên trì. Trong giai đoạn loay hoay đi tìm giải pháp cho mình thì nhớ chăm sóc các vết mụn để tránh để lại sẹo trên da. Chúc chị em sớm thoát khỏi tình trạng mụn. 

>>> Đọc thêm về Các sản phẩm trị mụn bình dân hiệu quả

Nguyễn Phượng
Follow me
Latest posts by Nguyễn Phượng (see all)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *