Những vấn đề về da đối với phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ phải trải qua một loạt sự thay đổi về thể chất, do đó da không thể hoàn toàn tránh khỏi tác động của sự biến đổi này. Thông thường, phụ nữ sẽ trải qua tình trạng thay đổi diện mạo của da, gồm các đốm đen trên ngực, núm vú và bên trong đùi, tình trạng nám, xuất hiện lằn đen dọc theo bụng, hay rạn nứt da, mụn, tĩnh mạch mạng nhện và thậm chí là suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, có nhiều biểu hiện được gây ra do sự thay đổi về hormon trong cơ thể.
Một số tình trạng xảy ra tiêu biểu trên da khi mang thai
- Đốm hoặc mảng sạm da có thể xuất hiện nhiều hơn do sự tăng tiết melanin – sắc tố da trong da.
- Nám – là một dạng của tình trạng tăng sắc tố, được biết đến như là tình trạng không thể tránh khỏi khi mang thai.
- Nhiều phụ nữ sẽ bị rạn da ở ba tháng cuối kỳ khi mang thai.
- Vết rạn da sẽ không bao giờ hết hoàn toàn trên da.
- Mặc dù phụ nữ cố gắng giữ làn da sạch sẽ cũng có thể xuất hiện mụn và ngày càng nhiều hơn.
- Cần tránh xa thuốc trị mụn trong suốt kỳ mang thai.
- Sự xuất hiện của tĩnh mạch mạng nhện do thay đổi hormon.
- Suy giãn tĩnh mạch phát triển khi mang thai thường khỏi sau khi sinh.
- Một vài trường hợp hiếm có thể gây nguy hiểm và để lại hậu quả lâu dài.
Chứng tăng sắc tố
Rất nhiều phụ nữ trải qua tình trạng tăng sắc tố khi mang thai, biểu hiện là những đốm hoặc các mảng sạm da.Chứng tăng sắc tố xảy ra do sự gia tăng melamin – sắc tố da tự nhiên. Thông thường, vùng tăng sắc tố sẽ được hết sau khi sinh em bé và cũng có thể tồn tại dai dẳng nhiều năm. Một ví dụ về chứng tăng sắc tố đó là nám da – đặc trưng bởi các mảng sạm màu nâu trên mặt, má, mũi và trán.
Theo hướng dẫn của các chuyên gia da liễu về việc điều trị nám da tróng suốt thời gian mang thai, cần thực hiện một số bước để chấm dứt tình trạng tồi tệ này bằng cách hạn chế phơi nhiễm dưới ánh sáng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sử dụng kem chống nắng 30+ và đội nón rộng vành khi ra ngoài.
Nổi mề đay
Tình trạng bị nổi mề đay khi mang thai – biểu hiện là những đám mụn nhỏ màu đỏ trên da và gây ngứa, nóng rát. Các đám này có kích thước khác nhau, có thể rất nhỏ cho đến mảng lớn bám trên da. Phổ biến nhất là những tổn thương trên vùng da bụng, chân cánh tay, ngực và mông. Tình trạng này sẽ hết sau khi sinh.
Bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid bôi tại chỗ để giải quyết cấp thiết triệu chứng của mề đay. Tắm nước ấm, đắp gạc mát, mặc đồ rộng, thoải mái và tránh sử dụng xà phòng trên vùng da bị mề đay.
Tình trạng rạn, nứt da khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai quá quen thuộc với tình trạng rạn da. Thông thường, rạn, nứt da sẽ xuất hiện nhiều nhết trên vùng da bụng, mông, ngực và đùi. Ban đầu, chúng là những vết nứt da có màu hồng, đỏ và dần phai màu rồi trở nên trắng nhạt, hình thành vết rạn rõ ràng trên da.
Mặc dù chúng cũng phai màu, nhưng những vết rạn này không hoàn toàn khỏi sau khi sinh. Điều trị thông thường sau khi sinh thường không có hiệu quả tuyệt đối, ngay cả đối với laser và kem bôi ngoài da.
Chứng u nhú da có cuống (Skin tags)
Sự xuất hiện của các u nhú da có cuống trong khi mang thai rất phổ biến, và những tổn thương này thường xuất hiện trên cổ, ngực, lưng, bẹn hay vùng da dưới vú. Những u nhú dư này thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không gây tổn thương đến sức khỏe của thai phụ.
Mụn trứng cá trong thai kỳ
Mụn có thể xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn trong suốt thời kỳ mang thai. Có nhiều phương pháp để điều trị mụn, bao gồm sử dụng thuốc kê đơn và không kê đơn, nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để an toàn cho sức khỏe của thai nhi và mẹ. Điều quan trọng nên ghi nhớ trong quá trình vệ sinh thân thể như rửa mặt với nước ấm hoặc sữa rữa mặt nhẹ hai lần mỗi ngày, giữ cho tóc không tiếp xúc da mặt, gội đầu mỗi ngày, tránh nặn mụn và sử dụng mỹ phẩm không gây nhờn.
Trong suốt kỳ mang thai, sử dụng mỹ phẩm không kê đơn là khá an toàn, bao gồm benzoyl peroxide thoa tại chỗ hoặc acid salicylic, acid azelaic và acid glycolic. Không phải tất cả các loại thuốc (gồm thuốc có kê đơn và không kê đơn) đều an toàn với thai phụ, trong đó có một số sản phẩm cần tránh trong thời kỳ mang thai như sau:
- Sản phẩm trị liệu bằng hormon làm tăng nguy cơ dị tật trên thai nhi.
- Isotretinoin (một dạng vitamin A) gây tổn thương nghiêm trọng đến thai nhi, ảnh hưởng đến não bộ; có thể gây dị tật nguy hiểm trên trẻ sơ sinh.
- Thuốc uống tetracycline (kháng sinh) gây biến chứng đổi màu răng ở trẻ khi sử dụng sau tháng thứ tư của thai kỳ.
Nguồn: KHOA HỌC LÀN DA
- Cách làm dầu gội bạc hà và hương thảo tự nhiên - 12 Tháng mười một, 2024
- Cách làm bột rửa mặt (Cleansing powder) - 11 Tháng mười một, 2024
- Cách làm xà phòng rắn rửa mặt (Cleansing bar) - 10 Tháng mười một, 2024