Lý thuyết làm dầu gội đầu
Kiến thức DIY

Lý thuyết về Làm dầu gội đầu

Dầu gội đầu là gì?

Dầu gội đầu là một sản phẩm chăm sóc tóc, thường ở dạng chất lỏng nhớt, hiếm khi ở dạng bánh xà phòng. Dầu gội đầu thường được thoa lên tóc ướt, mat-xa nhẹ nhàng và sau đó xả với nước cho sạch. Một số người tiêu dùng còn sử dụng kèm với kem xả tóc. Mục đích của việc sử dụng dầu gội đầu là loại bỏ các thành phần dư thừa, bụi bẩn trên tóc mà không ảnh hưởng đến các tuyến dầu trên da đầu.

Dầu gội đầu thường được bào chế bằng việc kết hợp một chất hoạt động bề mặt, thường được sử dụng nhất là Natri laury sulfate hoặc Natri laureth sulfate với một chất đồng hoạt động bề mặt thường là cocamidopropyl betain trong nước.

Một số dầu gội đầu đặc biệt dành cho những người bị gàu, tóc nhuộm, dị ứng với gluten, một vài dòng sản phẩm khác như “sản phẩm hoàn toàn tự nhiên”, “hữu cơ”, “thực vật” hoặc dầu gội dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cũng có những loại dầu gội đầu dành riêng cho động vật, thường chứa các chất diệt côn trùng hoặc một số thuốc khác nhằm điều trị các tình trạng trên da hoặc nhiễm ký sinh trùng như bọ chét.

Thành phần của dầu gội đầu

Dầu gội đầu thường được bào chế bằng việc kết hợp một chất hoạt động bề mặt, thường được sử dụng nhất là Natri laury sulfate hoặc Natri laureth sulfate với một chất đồng hoạt động bề mặt thường là cocamidopropyl betain trong nước tạo thành một dung dịch sệt và nhớt. Một số thành phần khác như muối (Natri clorit) được dùng để tạo độ nhớt, chất bảo quản và hương thươm. Các thành phần khác được thêm vào dầu gội đầu để tối ưu hóa các tính chất sau:

– Tạo nhiều bọt

– Dễ rữa sạch

– Giảm kích ứng cho da và mắt tối đa

– Làm dày và đặc

– Hương thơm dễ chịu

– Độc tính thấp

– Phân hủy sinh học tốt

– pH khá acid (pH < 7)

– Không gây tổn thương tóc

– Phục hồi những tổn thương mới của tóc

Nhiều loại dầu gội đầu cũng có ánh sáng lấp lánh. Hiệu ứng này là do các mảnh nhỏ của các nguyên vật liệu như là glycol distearate, có nguồn gốc hóa học từ acid stearic được chiết xuất từ động vật hoặc thực vật. Glycol distearate là một loại sáp. Nhiều loại dầu gội đầu khác còn chứa silicon cung cấp tác dụng giống kem xã tóc.

Những thành phần thường được sử dụng:

– Ammonium Cloride

– Ammonium lauryl sulfate

– Glycol

– Natri laureth sulfate được chiết xuất từ dầu dừa và được sử dụng để làm mềm nước và tạo bọt. Có một vài mối lo lắng về thành phần này vào khoảng những năm 1998 với những bằng chứng cho rằng nó có thể gây ung thư, nhưng tất cả đều không được chứng thực.

– Natri lauryl sulfate

– Natri lauroamphoacetate được chiết xuất tự nhiên từ dầu dừa và được sử dụng như một chất làm sạch và đo lường kích ứng. Đây là thành phần làm nên những sản phẩm không gây cay mắt.

– Polysorbate 20 (viết tắt là PEG 20) là một hoạt động bề mặt cơ bản dịu nhẹ được dùng để hòa tan các hương liệu và tinh dầu, điều đó có nghĩa là nó làm cho chất lỏng lan rộng ra và có thể thấm xuyên qua bề mặt chất rắn (như là tóc chẳng hạn).

– Polysorbate 80 (viết tắt là PEG 80) là một loại glycol được dùng để tạo nhũ tương dầu trong nước.

– PEG-150 distearate là một chất làm dày đơn giản.

– Acid citric thường được tổng hợp và được sử dụng như một chất chống oxy hóa để bảo tồn các loại dầu trong sản phẩm. Mặc dù nó có thể gây kích ứng mắt nhưng Natri lauroamphoacetate có thể trung hòa nó. Acid citric được dùng để điều chỉnh pH xuống khoảng 5.5. Nó là một acid yếu và dễ dàng điều chỉnh. Dầu gội đầu thường được bào chế với pH khá acid (5.5) vì ở pH đó các nang tóc sẽ nằm thẳng xuống, làm cho tóc mềm mượt và bóng hơn. Acid citric cũng có tác dụng bảo quản vì khác với các acid khác, nó làm ức chế tăng trưởng của vi khuẩn.

– Quaternium-15 được dùng như là một chất bảo quản sản phẩm trước vi khuẩn và vi nấm.

– Polyquaternium-10 hoạt động như một chất điều hòa, cung cấp độ ẩm cho tóc.

– Di-PPG-2 myreth-10 adipate là một chất làm mềm phân tán nước trong hệ thống các chất hoạt động bề mặt.

– Methylisothiazolinone hoặc MIT là một biocide và chất bảo quản mạnh mẽ.

Các loại dầu gội đầu đặc biệt:

Dầu gội đầu trị gàu

Các công ty mỹ phẩm phát triển dòng dầu gội này đặc biệt cho những người có nhiều gàu. Chúng thường chứa các chất kháng nấm như ketoconazole, Kẽm pyrithione và Selen sulfide có thể làm giảm gàu bằng cách tiêu diệt Malassezia furfur. Nhựa than và salicylate cũng có thể được sử dụng.

Mặc dù đó là một thành công lớn của dầu gội tuy nhiên vẫn có những sản phẩm thay thế dành cho những người không thích sử dụng nhiều hóa chất. Các sản phẩm hữu cơ, dầu gội đầu tự nhiên được phát triển để thay thế. Những loại dầu gội đầu này thường sử dụng dầu trà, tinh dầu và các chiết xuất khác.

Dầu gội đầu dành cho tóc nhuộm

Nhiều công ty cũng phát triển dòng sản phẩm để bảo vệ màu tóc phù hợp cho những ai có mái tóc nhuộm. Những sản phẩm này thường chứa các chất tẩy rửa nhẹ dịu.

Dầu gội không chứa Gluten

Nhiều người bị bệnh eczema trên tay và đầu. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng lúa mỳ hoặc gluten (một loại protein được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc trong đó có lúa mỳ) là nguyên nhân, đặc biệt nếu như họ cũng bị dị ứng qua thức ăn. Dầu gội đầu có thể đi vào đường miệng, đặc biệt là trẻ em, chính vì vậy mà những ai không ăn được gluten đều cần dầu gội đầu không chứa gluten. Các nhà sản xuất dầu gội đầu đã bắt đầu phát hiện ra điều đó và hiện nay các sản phẩm không chứa gluten và lúa mỳ đã có mặt trên thị trường.

Các dẫn xuất lúa mì và các thành phần từ các loại ngũ cốc chứa gluten thường được sử dụng như chất kết dính và chất làm mềm ở dạng dầu. Hầu hết các thành phần không chứa các protein lúa mỳ nhưng vẫn có thể còn do xử lý không hết hoặc bị nhiễm bẩn.

– Triticum, hordeum vulgare, secale cereal hoặc avena satica có thể chứa dầu, protein, hydrosylate hoặc bất cứ một thành phần nào khác từ bộ phận của cây.

– Tocopherol/ Tocopheryl acetate (Vitamin E) được chiết xuất từ lúa mỳ

– Hydrolyzed wheat protein hoặc hydrolyzed wheat starch cũng thường xuyên được liệt kê như là các loại hydrolyzed protein từ thực vật, stearyldimoniumhydroxypropyl hoặc hydroxyypropyltrimonium.

– Cyclodextrin được tổng hợp từ tinh bột

– Hợp chất amino peptide

– Maltodextrin, dextrin, dextrin palmitate hoặc chiết xuất mạch nha.

– Chiết xuất phytosphingosine

– Prolamine

– Beta glucan

– PEG-2-Sulfosuccinat

– Chiết xuất ngũ cốc lên men

– AMP-Isostearoyl

– PG-Propyl SIlanetriol

– PVP liên kết

– Chiết xuất men rượu, bia

– Chiết xuất phytospingosine

– Hương liệu

Dầu gội đầu hoàn toàn thiên nhiên

Một số công ty sử dụng các nhãn như “ hoàn toàn tự nhiên”, “organic”, “botamical” hoặc “chiết xuất từ thực vật” để chỉ các sản phẩm chứa các thành phần từ thiên nhiên như các chiết xuất từ thực vật hoặc dầu thực vật kết hợp với một hoặc một vài chất diện hoạt đặc trưng.

Đọc thêm: Cách làm dầu gội thảo dược hoàn toàn tự nhiên

Dầu gội đầu dành cho trẻ em

Các loại dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thiết kế sao cho ít kích ứng và nóng rát nếu vô tình tiếp xúc với mắt. Quá trình thiết kế này tuân theo một hoặc một số các chiến lược sau:

– Pha loãng, trong trường hợp sản phẩm tiếp xúc với mắt sau khi chảy từ đỉnh đầu xuống đã được pha loãng nhiều và không đủ để gây kích ứng mắt.

– Điều chỉnh pH để không gây tiết nước mắt, thường là khoảng 7, pH này cao hơn pH những loại dầu gội đầu dành cho da và tác dụng trên tóc và thấp hơn các loại dầu gội làm từ xà phòng.

– Sử dụng các loại chất diện hoạt đơn lẻ hoặc kết hợp nhưng ít gây kích ứng hơn những loại dầu gội đầu khác.

– Sử dụng các chất diện hoạt dạng ion như là dạng glycolipid tổng hợp và monoglyceride tổng hợp chúng có thể làm dịu kích ứng mắt.

Dầu gội đầu dạng rắn

Các dầu gội đầu dạng rắn hoặc bánh xà phòng sử dụng các chất diện hoạt dành cho xà phòng hoặc một số chất diện hoạt khác để tạo thể rắn. Chúng dễ sử dụng khi dễ dàng thoa lên tóc ướt và tạo ít bọt.

Dạng gel

Dạng gel có thể nặn ra từ 1 tube là dạng phổ biến của dầu gội đầu và có thể được bào chế bằng cách tăng độ nhớt của dầu gội đầu. Loại dầu gội đầu này không bị chảy như loại lỏng, cũng không giống với loại rắn, nó dễ dàng bôi lên trên da ướt và tóc ướt.

Dạng kem

Dầu gội đầu dạng kem được đóng trong chai hoặc tube. Thể chất nó dạng ướt nhưng không hòa tan hoàn toàn. Chúng dễ thoa lên hơn dạng rắn và hòa tan nhanh hơn.

Dầu gội đầu sẽ chứa những thành phần gì?

Về khía cạnh bào chế, nhà sản xuất sẽ dựa trên đặc tính dầu gội đầu mà họ hướng đến như: độ nhớt, mức độ tạo bọt, cảm giác khi dùng, trị liệu gàu hay không,… để lựa chọn cho công thức bào chế của hãng. Dầu gội đầu, cơ bản sẽ gồm những thành phần như: nước, chất diện hoạt, chất hỗ trợ tạo bọt, chất làm đầy, dưỡng da đầu và tóc, chất bảo quản.

1. Nước

Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong dầu gội, thường khoảng 70-80%. Nước giúp giảm kích ứng, hòa tan các thành phần và tạo độ lan tỏa dễ dàng khi sử dụng.

2. Chất diện hoạt (chất tẩy rửa)

Chất diện hoạt là thành phầnchiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong công thức, chiếm từ 10-20%. Giữ vai trò làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn trên da đầu và tóc. Thường là các dẫn xuất từ acid béo tự nhiên hoặc thu được dẫn chất dầu mỏ. Một số chất diện hoạt phổ biến được dùng như: Ammonium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate and Sodium Laureth Sulfate. Một số dạng dầu gội đầu tự nhiên thường dùng: Decyl Glucoside and Lauryl Glucoside.

3. Chất hỗ trợ tạo bọt

Về bản chất, thành phần hỗ trợ tạo bọt cũng là chất diện hoạt được thêm vào để tăng mức độ và thay đổi khích thước bọt cho công thức. Các chất hỗ trợ tạo bọt thường là Lauramide DEA hoặc Cocamidopropyl Betaine. Chiếm từ 5-10% công thức.

4. Chất làm đầy (thickener)

Thông thường, một số chất diện hoạt anionic hoặc amphoteric có thể dùng muối để thay đổi độ nhớt cho sản phẩm. Tuy vậy, một số chất làm đầy như carbomer, dẫn xuất cellulose, acrylat có thể được sử dụng để cải thiện thêm độ nhớt mà nhà sản xuất mong muốn.

5. Thành phần nuôi dưỡng da đầu và tóc

Các thành phần nuôi dưỡng được sử dụng rất đa dạng như để giảm độ kích ứng của chất tẩy rửa, dưỡng ẩm, mềm mịn cho da đầu, giúp tóc óng mượt, cải thiện cảm giác sử dụng,… Một số thành phần thường dung như: polyquaternium-10, dimethicon, cyclomethicon, glycerin, preopylen glycol,…

6. Chất bảo quản

Bất kỳ công thức bào chế nào chứa nhiều nước đều cẩn phải sử dụng chất bảo quản để ngăn chặn sử phát triển của vi khuẩn và nấm. Một số chất bào quản thường dùng như DMDM Hydantoin và Methylparaben. Đặc biệt, trong các dầu gội đầu tự nhiên, chất bảo quản thường dùng là natri benzoat, benzyl alcohol, phenoxyethanol…

7. Các thành phần khác

Bên cạnh các thành phần đã liệt kê phía trên, màu, mùi, chất điều chỉnh pH, chất tạo phúc cũng được thêm vào công thức dầu gội đầu.

Với dầu gội trị liệu, như dầu gội trị gàu, thì các thành phần hoạt tính như acid salicylic hay kẽm pyrithion sẽ được thêm vào công thức.

Ngoài ra, các vitamin, chiết xuất thảo mộc cũng sẽ được thêm vào nhưng không đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt, nhưng đem lại hiệu quả lớn ở khía cạnh thương mại cho sản phẩm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dầu gội

Dầu gội là một trong những mặt hàng mỹ phẩm bán chạy nhất thế giới, được sử dụng gần như hàng ngày. Dầu gội không chỉ dùng để làm sạch tóc và da đầu mà còn ảnh hưởng đến sợi tóc, làm thay đổi độ sáng bóng, sự bồng bềnh và suôn mượt. Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, các nhà bào chế đã phát hiện những yếu tố như nồng độ và chất lượng chất diện hoạt, việc sử dụng các hợp chất chống tĩnh điện và tạo độ bóng mượt hay pH sau cùng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Chất diện hoạt

Chất diện hoạt là những phân tử vừa thân dầu vừa thân nước. Đuôi thân dầu liên kết với dầu mỡ và phần không tan trong nước có trên tóc, trong khi đầu thân nước gắn kết với nước, nhờ vậy mà có thể kéo bụi bẩn ra khỏi tóc và rửa trôi chúng theo dòng nước. Khi chất diện hoạt tiếp xúc với nước, cấu trúc micelle được hình thành với đuôi thân dầu hướng vào trong và đầu thân nước hướng ra ngoài. Quá trình micelle hóa giúp dầu gội có được sự liên kết đủ mạnh với hệ tóc-nước, giúp quá trình rửa trôi trở nên dễ dàng hơn.

Tùy theo điện tích, có thể chia chất diện hoạt thành 4 nhóm: anionic, cationic, amphoteric và nonionic. Diện hoạt anionic là loại thường được sử dụng nhất trong các sản phẩm làm sạch, điển hình là natri lauryl sulfate, ammonium lauryl sulfate và natri lauryl ether sulfate. Chất diện hoạt cationic, amphoteric và nonionic thường được thêm vào dầu gội để giảm tương tác tĩnh điện và tính kích ứng có thể gây ra do diện hoạt anionic. Nhờ vào điện tích dương trong phân tử, diện hoạt cationic có thể bám vào sợi tóc mang điện tích âm, giảm khô xơ. Thêm vào đó, những thành phần này có thể tăng cường tạo bọt và ảnh hưởng đến thể chất sau cùng của sản phẩm. Sự trung hòa điện tích trên tóc sau khi sử dụng dầu gội phản ánh sự cân bằng điện tích âm và dương trong quá trình loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn. Điện tích âm của sợi tóc đẩy cực âm của micelle giúp cho bụi bẩn bị rửa trôi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điện tích âm của sợi tóc tăng dần, phức hợp bền vững liên kết với keratin cũng được hình thành. Phần điện tích thừa này làm cho các sợi tóc đẩy lẫn nhau, dù đã có những thành phần mang điện dương để trung hòa nhưng cũng gây ảnh hưởng không ít đến pH của sản phẩm.

pH

pH là chỉ số thể hiện tính acid, kiềm hay trung tính trong một môi trường cho trước, thang đo từ 1 đến 14. Hợp chất có pH < 7,0 có tính acid; bằng 7,0 là trung tính; > 7,0 có tính kiềm. Giá trị pH mà ở đó một phân tử protein hay một tiểu phân có điện tích âm và dương cân bằng nhau gọi là điểm trung hòa, tại điểm mà phân tử hay tiểu phân không di chuyển khi đặt trong điện trường gọi là điểm đẳng điện. Điểm đẳng điện của tóc khoảng 3,67, trong khi điểm trung hòa là khoảng 5,6. Tóc đạt trạng thái trung hòa khi pH ở gần điểm đẳng điện. Với tóc bạc, điểm đẳng điện sẽ thấp hơn bình thường.

Chất béo tự do có chứa acid béo là thành phần quan trọng với bề mặt tóc vì chúng quyết định sự hấp thu chất diện hoạt và những thành phần khác. Thời gian gội đầu càng lâu, càng nhiều chất béo tự do bị tích tụ, từ đó làm giảm điểm đẳng điện của tóc. Bất kỳ sản phẩm nào sử dụng trên tóc có pH cao hơn 3,67 đều làm tăng tương tác tĩnh điện và sự đẩy nhau của các sợi tóc. Bề mặt sợi tóc sẽ tích điện âm do có điểm đẳng điện thấp.

Nước có pH gần 7,0, vì vậy khi rửa tóc với nước, điện tích âm tiếp tục tăng lên làm sợi tóc trở nên khó chải hơn và bị bết dính. Thêm vào đó, ở pH kiềm, tóc tăng khả năng hấp thụ nước, nước thấm qua lớp cutin, làm ướt sợi tóc và phá vỡ liên kết hydro của phân tử keratin. Keratin là phân tử dạng xoắn ốc duy trì hình dạng nhờ các liên kết hydro, disulfid, ion và lực hút Van der Waals. Nước tạo phản ứng thủy phân, làm đứt gãy tạm thời các liên kết hydro và khiến phân tử keratin trở nên dễ uốn hơn, từ đó làm cho sợi tóc trở nên giòn và dễ rụng. Tóc ướt khi bị biến dạng sẽ không trở về hình dạng ban đầu của chúng nữa.

pH của da đầu tầm khoảng 5,5, có tính kiềm hơn so với sợi tóc. Hiện nay vẫn chưa có yêu cầu rõ rệt nào quy định về pH của dầu gội nhưng theo khảo sát, 75% sản phẩm dùng cho tóc có pH tối ưu là 5,5 hoặc thấp hơn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy pH dầu gội trên 5,5 có thể tăng độ bết rít của tóc, dẫn đến hư tổn, gãy rụng và khó vào nếp. Các chuyên gia thường không khuyến khích sử dụng dầu xả, vì vậy cần thêm tác nhân cationic và tạo độ bóng vào dầu gội để tóc đạt trạng thái tốt nhất.

pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của tóc. Dầu gội với pH trên 5,5 có thể gây kích ứng da đầu và tăng cường bết dính, nhưng các tác nhân cationic được thêm vào sẽ giúp làm giảm các tác động bất lợi này.

Nhóm chất chống gàu và ngứa da đầu

Chất trị gàu và ngứa da đầu

Gàu là tình trạng rối loạn sản sinh tế bào da đầu, gây chứng đóng vảy trắng, rời thành từng mảng lớn hoặc các hạt nhỏ lấm tấm trên tóc. Thông thường, các tế bào da đầu được thay thế theo chu kỳ nhất định, có thể tạo vảy nhỏ nhưng không đáng kể, không làm khó chịu hay ửng đỏ. Khi bị gàu, số tế bào da bị hủy rất nhiều và do đó tạo vảy lớn hơn, đôi khi làm ửng đỏ chỗ da mới và gây khó chịu. Mức độ nghiêm trọng của gàu có thể thay đổi tùy theo mùa trong năm, và thường trở nên nặng hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, may mắn là hầu hết các trường hợp bị gàu có thể điều trị dễ dàng bằng dầu gội đặc trị.

Gàu có thể gặp ở cả da đầu khô và nhờn. Ở da khô, gàu xuất hiện do sự gia tăng quá trình sừng hóa và thay thế bất thường lớp sừng. Trong khi ở da dầu, có sự tăng sản sinh bã nhờn bất thường. Với trường hợp gàu nặng, bã nhờn trên da đầu bị phân hủy bởi vi khuẩn tạo các sản phẩm phân hủy, kích ứng da đầu, gây viêm ngứa, có thể kèm theo vảy phấn trắng và rụng tóc mạn tính.

Một số nguyên nhân gây ra gàu thường gặp:

1. Gia tăng sừng hóa các mô biểu bì.

2. Tăng tiết nhờn quá mức do rối loại nội tiết tố.

3. Sự tăng sinh các loại vi khuẩn, vi nấm trên da đầu, đặc biết Malassezia Ovale.

4. Tác nhân môi trường xung quanh gây kích ứng da đầu (gel vuốt tóc, xịt tóc, khí hậu…)

Như vậy, các sản phẩm chăm sóc tóc, trị gàu được sản xuất sẽ chứa các thành phần hoạt chất nhằm giảm sự bong vảy, tăng ly giải lớp sừng, giảm tiết bã nhờn và kháng khuẩn. Ngoài ra, để giảm viêm ngứa, thuốc kháng viêm và kháng ngứa cũng có thể được thêm vào thành phần công thức.

1. Nhóm hoạt chất tác động quá trình bong tróc vảy da đầu
Nhóm hoạt chất thường được sử dụng để điều trị gàu trên da đầu khô gồm: acid salicylic, sulfur, resorcinol… Trong đó, acid salicylic được dùng phổ biến nhất, giúp làm lỏng và mềm lớp vảy trên da, giúp dễ dàng loại bỏ khi gội đầu.

2. Giảm tiết bã nhờn
Nhóm hoạt chất thường xuất hiện trong các sản phẩm trị gàu trong trường hợp do viêm da tiết bã là vitamin B6 và các dẫn xuất, kẽm pyrithion, kháng nấm imidazole. Chúng tác động bằng bằng làm giảm tiết bã nhờn, cải thiện tình trạng gàu trên da đầu.

3. Kháng khuẩn
Dù mối liên quan giữa gàu và nhiễm khuẩn da đầu không phải lúc nào cũng biểu hiện nhưng các hoạt chất kháng khuẩn vẫn thường được sử dụng trong chế phẩm trị gàu nhằm giữ sạch da đầu, ức chế sự sản sinh vi khuẩn. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng, chất kháng khuẩn giúp kiểm soát ngứa và mùi do ức chế sản sinh các acid béo tự do được tạo ra bởi hoạt động của enzym lipase từ vi sinh vật.

Các chất kháng khuẩn chính thường được dùng là: trichlorocarbanilide + tocopherol acetat, kẽm pyrithion, benzalkonium chlorid, benzethonium chlorid, chlorhexidin, hinokitiol, phenol, isopropylmethylphenol… Trong đó, sự kết hợp của trichlorocarbanilide và tocopherol acetat đem đến hiệu quả cả trong việc kháng khuẩn và chống oxy hóa, tác dụng hiệp đồng trong trị gàu được chứng minh thông qua nghiên cứu bằng phương pháp mù đôi.

4. Hoạt chất kháng viêm
Các hoạt chất kháng viêm chủ yếu được sử dụng là acid glycyrrhenitic và dẫn chất, hydrocortison acetat, presnisolon… nhằm làm giảm sưng, đỏ da đầu trong trường hợp gàu nặng.

5. Hoạt chất trị ngứa
Các hoạt chất trị ngứa chính thường được sử dụng là diphenhydramin hydrochlorid, chlorpheniramin malat, long não, tinh dầu bạc hà…

Công thức demo làm dầu gội đầu dịu nhẹ

Công thức dầu gội đầu
Công thức dầu gội đầu

Cách thực hiện:

  • Cân từng phase
  • Cho thành Phase A vào cốc thủy tinh chịu nhiệt và khuấy đều. Đun nóng Phase A đến 75C/170F. Cho Phase B vào một cốc chịu nhiệt khác và đun nóng đến cùng nhiệt độ.
  • Thêm Phase A vào Phase B và duy trì khuấy trộn tốt. Tắt bếp và để nguội đến 40C/100F.
  • Thêm từng thành phần Phase C vào, khuấy đều giữa các nguyên liệu. Kiểm tra độ pH và điều chỉnh nếu cần thiết bằng một lượng rất nhỏ axit xitric đến độ pH 5,5.

Thành phẩm là dầu gội đầu dạng kem giúp dưỡng ẩm và dưỡng tóc mà không làm mất đi chất làm mềm tự nhiên của tóc.

Nguyễn Phượng
Follow me