Xà phòng bị nứt, nguyên nhân và cách khắc phục
Xà phòng bị nứt có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do và cách phòng tránh.
1. Xà phòng bị nứt do quá nóng hoặc quá nguội
Nhiệt độ là lý do phổ biến nhất làm cho xà phòng bị nứt.
Nhiệt độ trung bình khi xà phòng được đổ khuôn là khoảng 44-55° C. Sau đó nó sẽ chuyển thành dạng gel mờ, lúc này nhiệt độ sẽ tăng lên, có thể đến 82°C.
Ở lõi xà phòng sẽ nóng nhất và nguội dần ra ngoài. Nếu ở lõi nóng mà bên ngoài quá nguội, xà phòng cũng dễ bị nứt. Đó là lý do người ta hay quấn vải bên ngoài khuôn, để giữ nhiệt độ ấm đều.
Khi hơi nóng thoát ra ngoài, nó sẽ làm xà phòng giãn ra. Nếu bạn xài quá nhiều thành phần cứng (bơ, sáp), thì lúc này xà phòng sẽ bị nứt. Hãy xem bên dưới.
- Xà phòng bị nứt do quá nóng hoặc quá nguội
- Xà phòng bị nứt do quá nóng hoặc quá nguội
- Sử dụng đường, mật ong và sữa trong công thức
Các thành phần sau dây sẽ làm xà phòng nóng lên, thúc đẩy giai đoạn gel, gây nứt xà phòng: Bia, sữa, đường, mật ong, một số loại tinh dầu (nhất là tinh dầu gia vị như quế, hồi) và hương liệu.
Nếu xài các thành phần gây nóng. Sau khi đổ vô khuôn, tốt nhất bạn nên bỏ nó vào tủ lạnh hoặc tủ đông trong khoảng 5-24 tiếng. Nhằm làm chậm quá trình gel, ngăn ngừa xà phòng bị nứt. Một cách khác là bạn hãy làm xà phòng bằng phương pháp nóng.
2. Xà phòng bị nứt do quá cứng vì dư dầu, bơ và sáp
Xà phòng rất dễ bị nứt nếu nó quá cứng, nhất là khi bạn xài quá nhiều bơ và sáp. Các thành càng cứng thì càng dễ nứt, chẳng hạn như bơ ca cao cứng hơn bơ hạt mỡ nên sẽ dễ nứt hơn.
– Nếu xài bơ: Không xài quá 15% so với tổng số dầu.
– Nếu xài sáp: Không xài quá 8% so với tổng số dầu.
3. Xà phòng bị nứt do các thành phần khô
Các thành phần khô (như đất sét, than hoạt tính…) sẽ hút ẩm, có thể làm xà phòng bị nứt.
Nếu bạn xài quá nhiều đất sét, bột yến mạch, than hoạt tính, bột củ dong,… mà không bổ sung thêm nước hoặc dầu, thì khả năng cao là xà phòng sẽ bị nứt.
Cách phòng tránh là bổ sung nước cho nó ngay từ đầu. Ví dụ đối với đất sét: Bạn có thể pha 1 muỗng cà phê đất sét với 1 muỗng canh nước cất, sau đó mới đổ vô xà phòng.
4. Xà phòng bị giòn do dư kiềm
Nếu xà phòng bị dư kiềm, nó sẽ khô giòn và dễ bị nứt. Mặt khác, xà phòng dư kiềm rất nguy hiểm (gây kích ứng, phỏng da), không thể xài được. Hãy kiểm tra độ pH của xà phòng để biết nó có bị dư kiềm không.
5. Xà phòng bị nứt có xài được không?
Bạn chỉ cần kiểm tra độ pH, miễn là nó không bị dư kiềm là có thể xài được bình thường. Mặc dù nhìn không đẹp mắt, nhưng khi cắt ra thì nó cũng phải vấn đề gì to tát.
- Cách làm nước tẩy trang micellar với vitamin B3 - 12 Tháng mười hai, 2024
- Cách làm dầu gội bạc hà và hương thảo tự nhiên - 12 Tháng mười một, 2024
- Cách làm bột rửa mặt (Cleansing powder) - 11 Tháng mười một, 2024