Dưỡng ẩm

Các cơ chế dưỡng ẩm cho da

Khi nói về dưỡng ẩm, phần lớn mọi người chỉ nghĩ đến “khóa ẩm” và “cấp ẩm”. Thực chất bên cạnh khóa ẩm và cấp ẩm thì còn có thêm 2 cơ chế khác nữa.

Cấp ẩm

Không phải là đắp nước lên mặt là cấp ẩm. Nước không được coi là một thành phần dưỡng ẩm, vì dư nước khiến da của chúng ta “bở” ra, các yếu tố có hại từ môi trường sẽ thâm nhập dễ dàng, da của chúng ta dễ kích ứng.

Da “bở” ra và màng dầu bị thiệt hại còn khiến hơi nước dễ thoát qua da. Cấp ẩm là những thành phần có khả năng hút ẩm để đọng trên bề mặt của da. Những thành phần cấp ẩm, tiếng anh là humectant(s).

Thông thường chúng hút ẩm từ môi trường, nhưng ở nơi khí hậu khô hanh (như phương “Tây”, hoặc trong phòng điều hòa), thì chúng có thể hút ngược từ trong da. Vì thế “khóa ẩm” là một nhóm thành phần dưỡng ẩm thường đi kèm “cấp ẩm”.

Humectants (thành phần cấp ẩm) gồm:

– Butylene glycol

– Glycerin, glycerol

– Hexylene glycol

– Hyaluronic acid

– Hydrolyzed glycosaminoglycan

– Lactic acid

– Propylene glycol

– Sorbitol

– Sodium hyaluronate

– Urea

Khóa ẩm

Những thành phần khóa ẩm được gọi là occlusive(s).

Chúng có kích thước đủ lớn để không thẩm thấu vào da được mà tạo cho da một “vỏ bọc”. Từ đó hơi nước không dễ dàng bốc qua da. Tất cả những thành phần nào cứ đọng ở trên da như vậy đều có khả năng khóa ẩm.

Dầu thực vật, bơ thực vật, dầu khoáng, petrolatum, các loại silicone có kích thước phân tử lớn… đều là thành phần khóa ẩm.

Bạn có thể thấy, dù chả có nước và cũng không hút nước, chúng cũng có thể dưỡng ẩm cho da.

Occlusives (thành phần khóa ẩm):

– Dimethicone

– Lanolin (mỡ cừu)

– Mineral oil (dầu khoáng)

– Petrolatum

– Alpha tocopherol, Tocopherol, Tocopheryl acetate, Tocopheryl linoleate, Tocotrienols, Tocopheryl succinate (các thành phần trong nhóm vitamin E)

– Các loại dầu và bơ thực vật

Phục hồi thế trận nội bào

Da là một thể loại tường gạch. Các tế bào da giống như các viên gạch, và phần vật chất giữa các tế bào giống như vôi vữa, cát sỏi xi măng để kết nối các viên gạch.

Khi các thành phần vôi vữa, cát sỏi xi măng cân đối, thì da của chúng ta khỏe và không bị mất nước. Nếu chỉ có “xi măng” mà không có “cát”, thì việc đào thải và bài tiết của da gặp khó khăn, nhưng nếu nhiều “cát” mà thiếu xi măng thì da của chúng ta dễ lở.

Cơ chế dưỡng ẩm thứ 3 là “trám vào phần vôi vữa, cát sỏi xi măng” này những thành phần có thể củng cố hệ thống đó. Cách gọi khoa học là “phục hồi thế trận nội bào”.

Các thành phần có khả năng phục hồi thế trận nội bào được gọi là emollients. Chúng thâm nhập được một phần của da, củng cố cái phần vôi vữa này, và lập tức khiến da mềm mại, mịn màng.

Dầu thực vật, ngoài việc khóa ẩm, thì cũng thẩm thấu da một phần. Bạn dùng dầu thực vật massage mặt sẽ thấy da mềm mại là vì thế.

Emollients (phục hồi thế trận nội bào và làm mềm):

Ceramide

– Cholesterol

– Lanolin (mỡ cừu)

– Niacinamide (vitamin B3)

– Squalene

– Alpha tocopherol, Tocopherol, Tocopheryl acetate,Tocopheryl linoleate, Tocotrienols, Tocopheryl succinate (Các thành phần trong nhóm vitamin E)

– Các loại dầu thực vật và bơ thực vật

Tăng năng lực tự hút ẩm

Cuối cùng, bản thân da của chúng ta tự hút ẩm. Sẽ có lúc khả năng hút ẩm của da bị sa sút. Và một số thành phần mỹ phẩm có thể khiến glycosaminoglycan, một phân tử hút ẩm của da, hoạt động tốt hơn.

Tăng khả năng giữ nước của da: Glycolic acid và Lactic acid

Bạn có thể thấy, có những thành phần có khả năng dưỡng ẩm với nhiều cơ chế dưỡng ẩm khác nhau.

Các bạn chịu khó soi mỹ phẩm của mình xem có những thành phần dưỡng ẩm nào nhé.

Nguyễn Phượng
Follow me

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *